Thiết kế căn hộ chung cư, nhà đất (đặc biệt là nhà ống) có diện tích khiêm tốn, không gian phòng khách và bếp liên thông đang là giải pháp hiệu quả được nhà nhà áp dụng. Để tạo nên không gian sinh hoạt ấn tượng và đẳng cấp, Nội thất Miền Bắc sẽ đưa ra cho bạn những tuyệt chiêu vô cùng hay ho khi thiết kế phòng khách và bếp liên thông.
1. Tại sao nên thiết kế phòng khách liền bếp?
Nhìn chung, quy mô các căn hộ chung cư tại Việt Nam diện tích thuộc loại vừa phải, nên thiết kế không gian mở phòng khách và bếp chung với nhau là giải pháp tuyệt vời nhất. Bởi vì:
Tuy được gộp chung trong cùng một không gian sinh hoạt nhưng công năng vẫn đảm bảo tính chuyên biệt cao. Đảm bảo tính sang trọng, tiện nghi cho từng không gian.
Không còn những bức tường ngăn giữa hai căn phòng, không gian sinh hoạt chung được khơi mở trở nên rộng rãi, thoải mái hơn.
Kiểu thiết kế phòng khách và bếp chung cho nhà nhỏ còn tạo tính kết nối cực tốt. Các thành viên có thể vừa làm công việc của mình vừa có thể trò chuyện với nhau.
Cùng với đó, tính tiện dụng cho quá trình sinh hoạt cũng là một điểm cộng lớn. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho việc di chuyển mà vẫn bao quát mọi việc một cách tốt nhất.
Phòng khách và phòng bếp liền kề sẽ tạo thêm cho ngôi nhà nhiều diện tích cho những ý tưởng trang trí, làm đẹp không gian.
2. Bí quyết thiết kế phòng khách và bếp chung nhau
Thiết kế phòng khách và bếp liền nhau cho nhà ống, nhà cấp 4, chung cư hay biệt thự để có được khả
năng tối ưu không gian hoàn hảo, tạo nên những không gian đẹp xinh, ấn tượng bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây:
2.1. Tạo sự hài hòa về màu sơn cho hai không gian
Thiết kế phòng khách và phòng bếp liền kề dù có sử dụng vách ngăn hay không thì việc đồng bộ về màu sắc được xem là yếu tố then chốt để tạo nên sự hài hòa, tính thẩm mỹ cao cho không gian.
Vốn là giải pháp thiết kế dành cho những căn hộ diện tích nhỏ, nên màu sắc ưu tiên lựa chọn cho thường thiên về các màu sơn sáng như: trắng, kem, vàng nhạt,… Những màu sơn tường này sẽ giúp ăn gian diện tích, để không gian mở rộng hơn cả về chiều rộng, chiều sâu và chiều cao.
2.2. Thiết kế nội thất đơn giản và thống nhất
Bất kể giải pháp nào cũng có hai mặt của nó, thiết kế không gian phòng khách và bếp liền kề có thể tiết kiệm diện tích, nhưng nếu không có sự đồng nhất về nội thất sẽ gây mất thẩm mỹ, phá hoại sử đẳng cấp của ngôi nhà.
Hai không gian sử dụng cho hai mục đích khác nhau nhưng phải có sự liên kết và có điểm tương đồng với nhau về phong cách, chất liệu, kích thước và cách bố trí nội thất phòng khách nhỏ gọn,…
Với phương châm tiết kiệm và tối ưu diện tích, lựa chọn những món đồ nội thất có thiết kế đơn giản, tinh tế sẽ giúp bạn hiện thực điều đó, tạo nên không gian sống khoa học và hoàn hảo hơn.
Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, dựa theo chức năng, nhiệm vụ của từng không gian để chúng ta có những tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.
Nhà bếp là nơi cò tần suất sử dụng cao và chịu nhiều yếu tố tác động trực tiếp nên công năng và chất lượng là vấn đề được chú trọng hơn cả.
Với không gian phòng khách, nơi được xem là bộ mặt của chủ nhà, tất nhiên nội thất phòng khách được chọn cần sự sang trọng và đẳng cấp. Bên cạnh đó, chất lượng và giá trị sử dụng cũng phải cao.
2.3. Bố trí nội thất chuẩn phong thủy
Phòng khách là nơi hội tụ sinh khí cho ngôi nhà, còn phòng bếp chính là nguồn tài lộc, mang lại may mắn, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Bởi vậy, khi xây dựng kiến trúc hay thiết kế nội thất nhà ở đều phải tuân thủ các nguyên tắc phong thủy, đặc biệt là về vị và hướng.
Nội thất được đặt ở vị trí và có phương hướng hợp phong thủy sẽ giúp dòng chảy vượng khí được lưu thông, mang lại nhiều sinh khí và tài lộc sau này. Bạn nên chú ý:
Phòng khách nên đặt gần cửa chính
Hướng cửa chính của ngôi nhà chính là hướng nhà, nên chọn hướng hợp cung mệnh của gia chủ
Phòng bếp tránh đối trực diện với hướng phòng khách, không hướng thẳng ra cửa chính ngôi nhà.
2.4. Có biệt pháp hút mùi hiệu quả cho phòng khách và bếp liên thông
Vì dùng chung mặt bằng không gian nên mùi thức ăn, dầu mỡ từ phòng bếp có thể tràn lan ra phòng khách. Cho nên, bạn cần có các phương án hút mùi hiệu quả cho phòng bếp của mình.
Có thể bố trí cửa sổ lớn để tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà, bố trí thêm cây xanh để hút mùi, thanh lọc không khí,… Quan trọng hơn hết là lắp đặt máy hút mùi chất lượng cho tủ bếp. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh, lau chùi nội thất, sàn nhà để tránh ẩm mốc, vi khuẩn.
Phòng khách cũng phải thiết kế các khung cửa sổ, cửa ban công lớn để hút gió, thu ánh sáng tự nhiên và giải phóng mùi thức ăn hiệu quả hơn. Bố trí cây xanh trong phòng khách và khu vực ban công bên ngoài để không gian sống thêm tươi mát, trong lành hơn.
2.5. Thiết kế ánh sáng trong nhà có phòng khách bếp liền kề
Để tập trung ánh sáng, làm cho không gian thêm rộng rãi hơn bằng cách:
Sử dụng sơn tường màu sáng
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên qua những ô cửa sổ lớn sử dụng kính cường lực trong suốt.
Sử dụng đèn downlight âm trần, đèn hắt, đèn thả trần,… vừa cùng cấp ánh sáng tổng thể vừa tạo sự phân vùng nghệ thuật hơn cho từng không gian.
Sử dụng đèn led cho hệ thống tủ kệ, tranh ảnh treo tường để không gian thêm sáng và tạo được những điểm nhấn nổi bật thú vị.
2.6. Tạo vách ngăn ảo cho không gian phòng khách và bếp
Nhiều gia chủ dù áp dụng phương án thiết kế này những vẫn muốn có sự phân tách giữa hai không gian. Thiết kế vách ngăn phòng khách và bếp làm sao mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, tối ưu diện tích hiệu quả, giữa hai không gian vừa có tính thống nhất vừa có sự riêng tư nhất định? Bạn hãy áp dụng một trong những cách sau:
Sử dụng quầy bar hoặc đảo bếp
Vách ngăn bằng cầu thang thông tầng
Biến đổi một chút về màu sơn
Thiết kế trần có điểm khác biệt
Sử dụng vách ngăn là các bậc trên cao
Thiết kế sàn khác nhau về chất liệu
Bật Mí Các Cách Làm Sạch Ghế Sofa hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được một không gian phòng khách và bếp tiện nghi, hiện đại.
Comments